x
Đăng ký nhận tư vấn

NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA VIỆT – TRUNG

13/06/2019 - Cẩm Nang Du Học
NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA VIỆT – TRUNG

văn hóa việt trung

1. Những nét tương đồng về tư tưởng tôn giáo

    Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), các hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý, … ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.

♦ Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.

♦ Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).

♦ Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…Bên cạnh việc học chữ Quốc ngữ thì học tiếng Trung trở thành ngôn ngữ chính trong trường học thời bấy giờ.

>>>Xem thêm: DU HỌC TRUNG QUỐC NÊN CHỌN HỌC NGÀNH GÌ?

2. Những nét tương đồng về hội họa, kiến trúc, điêu khắc

nét tương đồng

    Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cung điện,.. Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. Điêu khắc nổi tiếng với những pho tượng Phật,..,

    Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.

3. Những những nét tương đồng về chữ viết và văn học nghệ thuật

văn học nghệ thuật

    Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương Bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở nên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi, Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ. Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.

    Một thành tựu quan trọng của văn học Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.

4. Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nét tương đồng về các thành tựu khoa học tự nhiên

    Như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. (Nói rõ lịch 12 con giáp,..các con vật thiêng)

5. Nét tương đồng về chính trị xã hội

chính trị xã hội

>>>Xem thêm: TÌM VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC

    Trung Quốc là một quốc gia lớn có lịch sử lâu đời, lịch sử cho thấy nước này đã từng đem quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh trong đó có nước Đại Việt. Chính các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Nước ta phải gánh chịu những ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt là chính trị xã hội. Thể chế tổ chức bộ máy tập quyền đứng đầu là vua, dưới có tể tướng, tướng quân,…mỗi triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả năng cai trị của đất nước nhưng thể chế quân chủ đó co nhiều nét tương đồng với Trung Quốc. Xã hội nước ta cũng có nhiều xáo trộn và thay đổi khi văn hóa Trung Hoa tràn vào, các chính sách đồng hóa người Việt tuy không thành công do sức mạnh của tinh thần dân tộc được nhưng cũng đã làm cho văn hóa gốc bị tiếp thu và cải biến.

    Trên đây là những nét tương đồng trong văn hóa hai nước, có thể thấy Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ vô cùng khăng khít vậy nên việc học tập tại Trung Quốc rất tốt cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Khi sang đó các bạn sẽ không bị sốc văn hóa như đi du học các nước khác.

1. NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC

25 CÂU CHUYỆN ĐỘC ĐÁO CHỈ CÓ Ở NHẬT BẢN

3. VĂN HÓA PHÒNG TẮM CÔNG CỘNG TẠI NHẬT

Du học Các Nước

- Du học Trung Quôc

- Du học Đài Loan

- Du học Hàn Quốc

    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về du học tại Trung Quốc thì hãy liên hệ với CHD để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé !

Đăng ký nhận tư vấn du học MIỄN PHÍ  >>Tại đây <<

Hoặc liên hệ với du học CHD ngay hôm nay để có được lộ trình du học nhanh nhất:

tu-van-du-hoc-mien-phi-hotline

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD

VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân

Hotline (zalo, viber): 0975.576.951 – 0913.839.516

——————————————————————

VP Hồ Chí Minh: Tầng 1 Quốc Cường Building, Số 57, đường Bàu Cát 6, phường 14, Tân Bình

Hotline (zalo, viber): 0913.134.293 – 0973.560.696

——————————————————————

Email: duhocchdgood@gmail.com

Website: duhocchd.edu.vn

Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/

 

By https://duhocchd.edu.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA VIỆT – TRUNG

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.09796 sec| 2239.852 kb