x
Đăng ký nhận tư vấn

NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC

11/06/2020 - Cẩm Nang Du Học
NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC

      (Du học CHD) - Trung Quốc là quốc gia có nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Theo thời gian, văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu về những đặc trưng điển hình của nền văn hóa này nhé!

► Văn hóa Hán tự
     Chữ Hán do nhân dân lao động cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. Ban đầu, chữ Hán là những hình vẽ thô sơ biểu ý, sau đó dần dần được hoàn thiện. Các hình vẽ được người Trung Quốc cổ đại biến thành các nét chữ, và sắp xếp chúng với nhau để tạo thành chữ. Một số chữ Hán là chữ tượng hình hoàn toàn, ví dụ như Nhật 日, Nguyệt 月, Mộc, Thủy 水, Đao 刀, …Trong thời kỳ cổ đại, những chữ tượng hình này được gọi là Văn. Đó là cách người xưa dùng để ghi lại những gì họ nhìn thấy.

     Về sau, khi các chữ tượng hình không còn đủ để biểu đạt sự vật trong đời sống hàng ngày, người ta đã thêm các ký hiệu biểu thị ý nghĩa vào các chữ tượng hình, gọi là chữ hội ý. Chữ Hán là văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Từ khi xuất hiện cho đến nay nó đã ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,…

► Xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc
     Trong các gia đình ở Trung Quốc, danh xưng của các thành viên trong gia đình được phân chia rất rõ ràng. Xưng hô trong tiếng Hán thường phân biệt rõ tông tộc, nội ngoại, thân sơ, huyết thống. Những cách xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc dựa trên “nội ngoại khác biệt” (内外有别), giữa cha mẹ, vợ chồng phân thành nội và ngoại. Người Trung Quốc xưa rất coi trọng vấn đề này. Theo nghiên cứu, bản thân những từ xưng hô gốc trong tiếng Hán đều có phân biệt nam, nữ, nội ngoại, tông tộc. Trong 22 từ xưng hô gốc của người Trung Quốc: tổ, tôn, phụ, tử, mẫu, nữ, huynh, đệ, thư, muội, bá, thúc, cô, cữu, di, điệt, sanh, phu, thê, tẩu, nhạc, tế thì có 13 từ chỉ nam giới và 8 từ chỉ nữ giới, 1 từ không phân biệt giới tính; nội ngoại có 3 từ bên ngoại, 4 từ chỉ hôn nhân không có sự phân biệt nội ngoại, còn lại xưng hô bên nội, có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nam và nữ, giữa nội và ngoại.

    >>> Xem thêm : "KINH PHÍ DU HỌC TRUNG QUỐC 2020"

► Quan điểm về “âm dương ngũ hành”
     “Âm dương ngũ hành” được phân thành “âm dương” và “ngũ hành”, hai yếu tố bổ sung cho nhau. “Âm dương ngũ hành” là cốt lõi của triết học cổ điển Trung Quốc. “Âm dương” là hai thái cực liên kết và đối nghịch với nhau, là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Âm và dương mâu thuẫn mà thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. “Ngũ hành” là sự vận hành và thay đổi của 5 nguyên tố cơ bản: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều do năm hành này tạo nên. 

     Người Trung Quốc đã nghiên cứu “âm dương ngũ hành”, từ đó tìm ra thuyết âm dương và quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc: 

♦ Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy

♦ Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy

► Nghệ thuật trà đạo
     Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống trà với mục đích thực hành Đạo. Uống trà để rèn luyện tâm tính, hiểu đạo và cũng là để tu thân.

     Trà đạo Trung Quốc là kết hợp của tôn giáo, triết học, thẩm mỹ, đạo đức và nghệ thuật. Thưởng trà của người xưa không chỉ đơn giản là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị trà, nhâm nhi ly trà, bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại về những lời răn dạy của cổ nhân. Có thể nói, thưởng trà được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã và thanh khiết.

► Võ thuật Trung Hoa
     Võ thuật Trung Hoa đã có lịch sử hàng nghìn năm, là cách gọi chung của võ thuật và khí công của Trung Quốc, do người dân Trung Hoa sáng tạo ra. Đây là một di sản quý giá của văn hóa truyền thống Trung Hoa. 

     Khoảng đầu thế kỷ XX, khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, võ thuật Trung Quốc đạt đến một vị thế mới và dần trở thành một môn phái võ thuật thiên về tính thể thao, hay còn gọi là wushu. Võ thuật ngày này được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục.

► Ẩm thực Trung Quốc
     Trải qua hơn 5000 năm hình thành và phát triển, nền ẩm thực Trung Quốc mang đậm sắc thái văn hóa, vô cùng phong phú và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trung Quốc là cái nôi của nhiều trường phái ẩm thực, từ đó dẫn đến sự hình thành của các miền văn hóa ẩm thực trong lòng Trung Quốc. Các miền ẩm thực ở Trung Quốc được chia thành 8 vùng lớn, gọi là “Bát đại thái hệ” (八大菜系), bao gồm: ẩm thực Sơn Đông, ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Giang Tô, ẩm thực Chiết Giang, ẩm thực Quảng Đông, ẩm thực Phúc Kiến, ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực An Huy.

     Người Trung Quốc rất coi trong sự vẹn toàn, vì vậy trong món ăn phải hội tụ đầy đủ sắc, hương, vị. Một món ăn ngon, theo quan niệm của người Trung Quốc, thì phải có màu sắc đẹp mắt, hương thơm hấp dẫn làm say lòng thực khác, cùng với đó là vị ngon cuốn hút.

    >>>> Xem thêm : "MÊ MỆT VỚI CHỐN BỒNG LAI TIÊN CẢNH TRUYỀN KỲ - TRUNG QUỐC"

► Đồ gốm sứ Trung Quốc
     Trung Quốc là một trong số ít các nền văn minh cổ đại có lịch sử lâu đời trên thế giới và có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Những thành tựu của Trung Quốc trong công nghệ và nghệ thuật gốm đặc biệt quan trọng. Việc sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc bắt đầu từ khoảng năm 4500 TCN. Có thể nói, một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc là lịch sử phát triển gốm sứ.

     Qua mỗi thời kỳ, mỗi triều đại, gốm sứ Trung Quốc lại có những đặc điểm, những nét ưu việt riêng. Ngày nay, gốm sứ Trung Quốc vô cùng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, hoa văn họa tiết,… và đã được xuất khẩu trên khắp thế giới.

► Côn khúc

     Côn khúc, hay còn gọi là tuồng Côn Sơn, là một dạng hí khúc lưu hành ở miền Nam Giang Tô, Bắc Kinh, Hà Bắc, dùng giọng Côn Sơn để hát. Năm 2001, côn khúc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Cách đây 600 năm, côn khúc được sinh ra ở Côn Sơn, tỉnh Giang Tô. 

     Côn khúc là loại hình biểu diễn hoàn chỉnh nhất trong lịch sử hí khúc Trung Quốc. Côn khúc đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn học, âm nhạc Trung Quốc. Đặc điểm lớn nhất của côn khúc là những động tác trữ tình và tinh tế. Côn khúc là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hát và nghệ thuật biểu diễn.  Vào thời đại hoàng kim của côn khúc (cuối triều nhà Minh và đầu nhà Thanh trong dòng lịch sử Trung Quốc), giới văn học đã sử dụng côn khúc như một phương tiện giao tiếp. Côn khúc tiếp tục là loại hình ca kịch phổ biến ở Trung Quốc cho đến khi lụi tàn vào giữa thế kỉ 20, đặc biệt là trong thời gian diễn gia Cách mạng văn hóa. Từ cuối thế kỉ 20, ca kịch côn khúc bắt đầu được phục hồi.

     Tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc thật thú vị phải không các bạn? Hy vọng bài viết này đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về văn hóa Trung Quốc nhé! Chúc các bạn học tốt!

     Đăng ký nhận tư vấn du học MIỄN PHÍ  >>Tại đây <<

     Hoặc liên hệ với du học CHD ngay hôm nay để có được lộ trình du học nhanh nhất:

Tư vấn du học CHD

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD

VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân

Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516

Tel: (024)6.2857.931
——————————————————————
VP Hồ Chí Minh: 2/79 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình

Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696

Tel: (028) 7.3019.686

——————————————————————

VP Quảng Bình: 46A Ngô Quyền, Phường Đồng Phú, Thành phố Đồng Hới

Hotline: 0326.918.895 – 0859.136.934

——————————————————————

Email: duhocchdgood@gmail.com

Website: duhocchd.edu.vn

Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/

By https://duhocchd.edu.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07224 sec| 2258.695 kb