x
Đăng ký nhận tư vấn

WATERLOO - ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN BỈ

12/08/2016 - Cẩm Nang Du Học
WATERLOO - ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN BỈ

Ngay cả khi chưa từng đến Bỉ, thì cái tên Waterloo vẫn rất quen thuộc với tất cả mọi người. Người yêu sử học, hay người thích tìm hiểu về chiến thuật quân sự, chắc hẳn không thể bỏ qua trận đánh kinh điển và cũng là thất bại đau đớn của Hoàng đế Napoleon diễn ra ở Waterloo. Trong đời thường, cái tên Waterloo cũng thường được sử dụng để so sánh về một thất bại to lớn.

Ngôi làng Waterloo nằm cách thủ đô Brussels hơn 20km về phía Nam. Ngoại ô của Bỉ thanh bình tưởng như chưa từng có những vó ngựa, bánh xe pháo và bước chân ủng của những người lính trận dày xéo năm xưa. Những con đường nhựa vắng vẻ vắt ngang qua những cánh đồng lúa mì mênh mông, màu vàng vô tận, đôi khi được tô điểm bằng những cánh đồng ngô màu xanh mướt và những cánh rừng bát ngát xa xăm. Khó có thể tưởng tượng rằng con đường ít người qua lại đó lại dẫn tới một khu du lịch đắt khách, với ba bãi đỗ xe không còn chỗ trống.

Tùy vào các mức giá khác nhau (thấp nhất là 6 euro đối với người lớn), khách du lịch có thể lựa chọn tham gia các hoạt động phong phú của khu du lịch. Nhưng lựa chọn không thể bỏ qua là leo 226 bậc thang để lên đỉnh "Đồi sư tử" (Butte du Lion). Ngọn đồi nhân tạo cao 40m này được đắp từ năm 1823 – 1826, tương truyền là nơi Hoàng tử Orange (sau này là vua Guillaume II) của Hà Lan bị thương trong trận đánh lịch sử Waterloo ngày 18/6/1815. Trên đỉnh ngọn đồi là một con sư tử, mặt hướng về nước Pháp.

 

Trận chiến ác liệt trong lịch sử Waterloo.

 

Xung quanh con sư tử này, tồn tại khá nhiều những câu chuyện đầy thú vị. Theo một giai thoại, con sư tử này được làm từ chất liệu đồng lấy từ những khẩu pháo thu được của quân Pháp bại trận. Nhưng nhiều tài liệu lại chỉ ra rằng, con sư tử được đúc từ sắt: người ta đúc 9 phần khác nhau của con sư tử, vận chuyển bằng một cỗ xe do 20 con ngựa kéo tới ngọn đồi và được ghép lại trước khi đưa lên đỉnh.

 

canh dep nuoc bi

Đồi sư tử là dấu tích lịch sử của chận chiến Waterloo

 

Lại có một giai thoại khác kể rằng vào năm 1831, binh lính Pháp đi qua đây đã tìm cách phá hoại con sư tử này, bởi vì nó làm người ta nhớ tới thất bại của nước Pháp. Binh lính Pháp đã tìm cách bẻ cong đuôi của sư tử, làm cho nó hướng xuống đất thay vì hướng lên cao như ban đầu. Nhưng một số tài liệu chứng minh rằng câu chuyện này không có cơ sở, bởi vì với chất liệu sắt, khó có thể bẻ cong đuôi sư tử mà không làm nó hư hỏng. Đó là chưa kể bản mẫu gốc bằng thạch cao cũng có đuôi sư tử hướng xuống đất như hiện nay.

Đứng trên đỉnh đồi, khách du lịch có thể thoả thuê khám phá toàn cảnh chiến trường xưa, nay là những cánh đồng, nhưng không hề có sự xuất hiện của những ngôi nhà dân xâm hại tới khu di tích. Không ít người ngồi lại trên những bậc thềm đá dưới chân tượng sư tử hàng tiếng đồng hồ để xem bản đồ và sống lại những chi tiết của trận đánh lịch sử. Chính ở trận đấu cuối cùng tại Waterloo này, Hoàng đế Napoleon đã nhận thất bại thảm hại và phải thoái vị lần hai sau 100 ngày giành lại quyền lực, bị người Anh bỏ tù ở đảo Saint Hélène, rồi kết thúc cuộc đời của mình ở nơi đây năm 1821.

 

hoang de napoleon

Hoàng đến Napoleon
 

Ngoài lựa chọn leo lên ngọn "đồi Sư tử" để ngắm toàn cảnh chiến trường xưa, khách du lịch cũng có thể lên một đoàn tàu để đi thăm thực địa chiến trường, xem mô hình của trận chiến được xây dựng trong một ngôi nhà tròn, thăm bảo tàng sáp với những nhân vật chính của trận đánh Waterloo, xem phim lịch sử… Để tăng cường sức thu hút cho khu du lịch, vào hai ngày cuối tuần, ban tổ chức nỗ lực làm sống lại không khí thực của thời chiến tranh năm xưa khi có thể cùng ăn, ở với một nhóm diễn xuất của khu du lịch Waterloo.


>>Đăng ký để được tư vấn du học Bỉ miễn phí.


Anh Gael Kola, trưởng nhóm diễn xuất được ban tổ chức thuê cho biết: "Chúng tôi tiến hành một buổi biểu diễn, bao gồm trình diễn bắn pháo với đầy đủ các công đoạn như trong thời chiến tranh. Chúng tôi cũng mặc trang phục, tổ chức ăn uống, ngủ ngoài trời hoặc trong lều giống như theo chỉ huy của Napoleon ngày xưa".

Nhớ lại lúc mua vé vào khu thăm quan, anh chàng bán vé nói được 3 thứ tiếng Pháp, Anh, Hà Lan không chỉ hướng dẫn chi tiết cho khách du lịch về những nơi tham quan, mà còn hỏi thông tin về quốc tịch của khách du lịch để nhập vào máy tính cho thống kê cuối năm. Một nơi tham quan đầy ý nghĩa cùng với cách làm du lịch hiệu quả như vậy, chắc hẳn khu du lịch Waterloo năm nay sẽ lại có một vụ mùa bội thu.

 

Trận Waterloo diễn ra vào ngày chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Quân đội Đế chế Pháp (La Grande Armée) dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và vương triều một trăm ngày của ông.

Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo 3 ngày (từ 16-19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu.[6]

Napoléon trì hoãn trận đánh đến trưa ngày 18 tháng 6 để chờ mặt đất khô ráo. Quân của Wellington, bố trí dọc tuyến đường Brussels trên dốc núi Mont-Saint-Jean, đã chống trả nhiều đợt tấn công dữ dội của quân 
Pháp cho đến chiều tối, khi mà quân Phổ kéo tới và xuyên thủng cánh phải của Napoléon. Lúc đó quân của Wellington cũng phản công và khiến quân Pháp phải rút lui trong rối loạn. Lực lượng liên quân truy đuổi sau đó tiến vào Pháp và phục hồi vương vị cho Louis XVIII. Napoléon phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821.

Sau toàn thắng, Wellington trở thành vị anh hùng chói lọi của đất nước Anh.[7] Nhân dân châu Âu lục địa cũng phải kính nể ông vì chiến công hiển hách hoàn toàn hạ đo ván Napoléon.[8] Chiến trường của trận Waterloo ngày nay nằm ở nước Bỉ, cách Brussels 8 dặm (12 km), và cách thị trấn của Waterloo khoảng một dặm (1.6 km). Một khu vực tưởng niệm nhân tạo được gọi là Đồi sư tử (Lion's Mound) đã được dựng lên ở đây, khiến địa hình của chiến trường bị thay đổi so với lúc xảy ra trận đánh.

>> Để có thể tham khảo thêm thông tin các khóa du học Đức, du học Pháp, du học AiLen, du học Phần Lan...vui lòng liên hệ tới CHD - Education để được tư vấn miễn phí

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan tới du học CHD các bạn có thể liên hệ:

 

 

 

CTY TƯ VẤN DU HỌC & ĐÀO TẠO CHD
217 Nguyễn Ngọc Nại-Thanh Xuân-HN
Tel1: (04) 6.2857.931/951
Tel2: (04) 6.2517376/7379
Fax: (04) 6.2857.950
Hotline:  0975.576.951 - 0913.839.516 (Ms.Hường)
Email: duhocchdgood@gmail.com
Website: duhocchd.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/

By https://duhocchd.edu.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về WATERLOO - ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN BỈ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10588 sec| 2218.797 kb