x
Đăng ký nhận tư vấn

Du học Trung Quốc - Đôi nét về Ẩm thực Trung Quốc

16/09/2016 - Cẩm Nang Du Học
Du học Trung Quốc - Đôi nét về Ẩm thực Trung Quốc

Sau đây Du học CHD sẽ giới thiệu một số món ăn nổi tiếng Trung Quốc và được du khách trên khắp thế giới ưa thích. Nếu bạn có cơ hội du học tại Trung Quốc hay du lịch đất nước này thì đây sẽ là một trong những cơ hội bạn nên chiêm nghiệm ít nhất là một lần.

Sủi cảo

Được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có cũng như hy vọng cho một tương lai tươi sáng.

Phần lớn các vùng đều làm bánh hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là "viền Phúc". Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà.

Sủi cảo Trung Quôc

Sủi cảo Trung Quôc

Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.
Tại miền bắc, theo phong tục, nhữngthành viên trong gia đình chuẩn bị bánh sủi cảo trước thời khắc giao thừa và ăn sau nửa đêm. Bất kể là đi công tác, hay học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui,vàđầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Một trong những thành viên trong gia đình nếu may mắn có thể tìm thấy một đồng tiền xu trong chiếc bánh sủi cảo của mình.
Ngoài dịp năm mới, nhiều gia đình cũng còn chuẩn bị bánh sủi cảo cho những dịp đặc biệt khác như: Ngày sinh, các dịp lễ tây như Giáng sinh hoặc Lễ Tạ Ơn. cả gia đình cùng ăn, tượng trưng cho sự đoàn tụ. Chủ nhà mời khách ăn bánh để tỏ lòng quý trọng và sự nhiệt tình.

Bánh tổ (Nian Gao)

Bánh được làm từ gạo nếp, loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được "thắng" khá kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị. Nian Gao, phiên âm giống như Nian Gao ngụ ý chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn luôn đi lên. Theo tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, và mọi người dùng món bánh này với mong ước những thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Bánh tổ Trung Quốc

Bánh tổ Trung Quốc

Trong số những loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất. Bánh có sẵn quanh năm, nhưng đặc biệt phổ biến nhất trong dịp năm mới. Vào những ngày Tết cổ truyền, những thành viên trong gia đình người Hoa có truyền thống vui vầy sum họpvà cùng ăn cỗ đầu năm. Trong mâm cỗ truyền thống ấy không bao giờ thiếu được món bánh tổ.
Chiếc bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều cách khác nhau nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn.
Như một món quà, Nian Gao được làm với nhiều hình dạng khác nhau vớibao bì hấp dẫn phù hợp với mùa lễ Tết. Những mẫu thiết kế là biểu tượng và các lời chúc tốt lành.

>> Bạn quan tâm đến thông tin du học Đài Loan, xem ngay tại đây

Đậu Phụ thối

Từ lâu món đậu phụ lên men có mùi thum thủm được gọi là đậu hũ thối đã trở thành món ăn vặt quen thuộc của người Trung Hoa. Món đậu hũ thối không phải là món ăn cầu kì, sang trọng, và đắt tiền nhưng lại hấp dẫn biết bao người lần đầu nếm qua món ăn này bởi sự dân dã, bình dị và đặc biệt đó là mùi vị "thum thủm" nhưng lại có sức hút kì lạ này.

Món đậu phụ thối Trung Quốc

Món đậu phụ thối Trung Quốc

Người Trung Hoa đặc biệt thích ăn đậu phụ lên men lâu ngày, và có mùi nặng. Đặc biệt món đậu hũ thối sẽ ngon hơn nếu được tẩm vị cay của ớt nướng hoặc thêm bột cà ri làm tăng sức hấp dẫn của món ăn đường phố này. Món đậu hũ thối có từ đời vua Khang Hy. Khi đó có một thư sinh nghèo thi mấy lần vẫn không đỗ đạt. Và anh ta đã tiêu cạn tiền, và không thể trở về quê nhà mà phải ở lại kinh thành chờ kỳ thi năm sau. Để có thể sống sót qua ngày, anh ta đã quyết định làm đậu hũ bán.
Tuy nhiên việc buôn bán lại không như ý muốn, và đậu hũ bị ế nhiều khiến anh thư sinh nghèo đó rất buồn phiền.Nhưng từ cái khó lại ló ra cái khôn, anh thư sinh này quyết định cắt nhỏ đậu hũ sau đó mang đi ướp muối. Sau vài ngày, đậu hũ được ướp có mùi vị rất lạ,vàhơi thum thủm. Tuy nhiên chính mùi bị lạ này lại hấp dẫn với nhiều thực khách, kể từ đó món đậu hũ thối được bán rộng rãi và trở thành món ăn dân dã quen thuộc của người Trung Hoa cho đến ngày nay.

Vịt quay Bắc Kinh

Là món ăn đặc sản nổi tiếng ở phía Đông Bắc Trung Quốc đặc biệt là thủ đô Bắc Kinh. Cùng với Kinh kịch, Vịt quay Bắc Kinh đã trở thành thương hiệu cho văn hóa của thu đô hoa lệ này.

Thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh

Thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh

Món vịt quay Bắc Kinh được chế biến rất cầu kỳ và công phu, chỉ những con vịt to béo mới được chọn để làm nguyên liệu. Sau đó ướp gia vị, sơ chế rất tỉ mỉ và đưa vào lò nướng. Vịt Bắc Kinh được phục vụ da và thịt riêng, da ăn trước kẹp với bánh tráng, dưa leo, hành, ớt chấm với một loại nước tương đặc biệt, thịt thì được chế biến làm món canh, chiên với cơm ăn cũng rất thơm ngon.

Để biết thêm thông tin về du học Trung Quốc và cẩm nang du học Trung quốc, các bạn hãy liên hệ với Công ty tư vấn du học và đào tạo CHD

Đăng ký tư vấn du học

By https://duhocchd.edu.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Du học Trung Quốc - Đôi nét về Ẩm thực Trung Quốc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.45231 sec| 2202.945 kb