Tiếng Đức là ngôn ngữ khó và không hề dễ học đối với người Việt chúng ta, bởi sự khác nhau từ ngữ pháp, từ vựng cho đến cách phát âm. Đối với những bạn có mong muốn du học Đức trong giai đoạn tới thì việc cần chuẩn bị làm hiện tại đó là trang bị cho mình kiến thức ngôn ngữ thật tốt để có thể tự tin khi đi du học. Nếu bạn đang gặp khó khăn và cảm thấy hoang mang, mệt mỏi khi học ngôn ngữ này? Đừng lo lắng, CHD EDUCATION sẽ chia sẻ kinh nghiệm học tốt những lưu ý khi học Tiếng Đức qua bài viết dưới đây.
Tiếng Việt có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các ngôn ngữ dân tộc Tày, Thái, ngôn ngữ Nam Á. Theo thời gian, người Việt đã tự mình tạo ra “từ thuần Việt”, là sự kết hợp và biến đổi các từ gốc Nam Á và Đông Á.
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt trải qua hai giai đoạn cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, đó là 1000 năm Bắc thuộc và thời kỳ thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ Bắc thuộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiếng Hán và văn hoá Trung Quốc du nhập, vì vậy hình thành nên hệ thống chữ Hán Nôm. Đến thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống chữ viết được cải tổ theo hướng bảng chữ cái Latin để phục vụ mục đích thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam và hỗ trợ giao tiếp giữa người Pháp với người bản địa.
Còn với tiếng Đức, ngôn ngữ này tuy cũng thuộc hệ thống chữ Latin, cụ thể là từ gốc Indo - Germanic thuộc nhóm ngữ hệ Ấn - Âu nhưng lại có sự khác biệt với tiếng Việt. Nếu tiếng Việt là những từ đơn tiết, không biến hình, sử dụng trọng âm và ngữ điệu và có trật tự từ là Chủ - Động - Tân thì tiếng Đức chia ra thành giống đực, giống cái và giống trung trong danh từ và danh từ có Cách (Kasus). Đặc biệt quy tắc ngữ pháp trong tiếng Đức rất nghiêm ngặt, có nhiều khác biệt nhưng cũng có nhiều ngoại lệ (khác hoàn toàn với trật tự Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ như trong Tiếng Việt)
Vì vậy khi học tiếng Đức, các bạn cần phải nắm rõ các khái niệm phân biệt, quy tắc cơ bản và vận dụng tư duy, óc quan sát, khả năng suy luận để sử dụng ngôn ngữ đúng hoàn cảnh và chức năng.
Về cơ bản thì không có quá nhiều sự khác biệt, chính vì vậy nếu bạn học tốt Tiếng Anh thì hoàn toàn có thể yên tâm học được tiếng Đức. Chỉ có một vài sự khác biệt mà bạn cần lưu ý:
♦ Giống (Gender): Trong tiếng Đức, danh từ có giống, tức mỗi danh từ thuộc vào một trong ba loại: Giống đực, giống cái, giống trung.
♦ Cách (Case): Danh từ trong tiếng Đức có cách, tức các biến thể của danh từ sẽ thay đổi khi nó giữ vai trò khác nhau ở trong một câu. Điều này hoàn toàn không có trong tiếng Anh
♦ Phát âm của tiếng Đức cũng đơn giản hơn nhiều so với tiếng Anh. Thay vì phải tra từ điển để hiểu cách đọc thì bạn có thể nhìn vào chữ và đánh vần bất kỳ từ tiếng Đức nào mà không cần biết nghĩa.
Khi mới học tiếng Đức, một trong những yếu tố bạn cần chú ý để xây dựng nền tảng vững chắc kiến thức ngôn ngữ sau này, đó là học phát ẩm chuẩn và có lộ trình học tập phù hợp. Để học phát âm hiệu quả, bạn có thể tham khảo:
♦ Học qua App Duolingo: Với app này, bạn sẽ làm quen với cách phát âm tiếng Đức và được ôn tập từ vựng tiếng Đức mỗi ngày thông qua các câu hỏi vui trong app
♦ Học trên kênh Youtube : như “Easy German, DeutschLera…” Những kênh này chủ yếu sẽ giúp bạn luyện nghe kỹ năng giao tiếp và học qua tình huống thực tế.
Phát âm đúng là công việc cơ bản nhưng lại tối quan trọng khi học bất kỳ ngôn ngữ nào, đặc biệt với tiếng Đức. Phát âm sai dễ gây người khác hiểu nhầm, giống như bạn "muốn mua dứa", nhưng lại phát âm như "dưa". Đặc biệt trong tiếng Đức, có rất nhiều từ phát âm tương tự hoặc na ná giống nhau, như "Tasse" (tách uống trà) và "Tasche" (túi xách). Việc phát âm đúng sẽ bạn nghe hiểu chính xác.
Ngữ pháp tiếng Đức tuy phức tạp nhưng cũng có giới hạn. Bạn cần phải học thuộc và nắm chắc các nguyên tắc như cấu trúc câu, cách của danh từ và cách sử dụng trạng từ, tính từ. Đặc biệt với "Động từ tách ghép" (trennbare Verben) chắc chắn là một thử thách khó với người mới học. Còn với từ vựng, cũng là một thử thách lớn hơn vì khối lượng từ là vô hạn. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng hiệu quả vốn từ của bạn. Vì vậy lời khuyên cho bạn là cần học từ vựng liên tục, mỗi ngày và cần có kế hoạch học bài bản.
c. Văn hoá và cách diễn đạt.
Khác biệt về văn hoá và cách diễn đạt chính là một thử thách lớn với người mới bắt đầu học tiếng Đức. Nếu Tiếng Việt thường gián tiếp, ẩn dục thì tiếng Đức lại hệ thống, logic và thẳng thắn. Vì vậy bạn nếu có điều kiện, bạn nên tham gia các câu lạc bộ có người Đức đang tham gia, hoặc khi có điều kiện nên giao tiếp và tiếp xúc càng nhiều càng tốt để hiểu văn hoá và cách diễn đạt của họ. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng suy nghĩ có hệ thống, logic và giao tiếp hiệu qua.
Trên đây là những lưu ý để học tiếng Đức hiệu quả dành cho người mới bắt đầu học mà CHD EDUCATION xin chia sẻ tới các bạn. Nếu bạn có mong muốn du học Đức trong thời gian tới và muốn tìm hiểu thông tin? Gọi ngay cho CHD EDUCATION qua HOTLINE để được tư vấn chi tiết hơn nữa nhé.
Hoặc gọi trực tiếp đến hotline (điện thoại/zalo) để được tư vấn nhanh nhất
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD
VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân
Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516
——————————————————————
VP Hồ Chí Minh: Tầng 1 Quốc Cường Building, số 57, đường Bàu Cát 6, phường 14, Tân Bình
Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696
——————————————————————
Email: duhocchdgood@gmail.com
Website: duhocchd.edu.vn
Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/
Instagram: chd_education
Tiktok: chd_education
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm