Đây là nơi đào tạo ra các học giả, các nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn đối với đất nước. Cựu tổng thống Lý Đăng Huy là sinh viên của trường Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan trước khi theo học tại Nhật. Một số Bộ trưởng Bộ Giáo dục vốn là giáo sư của trường này, như Quách Vi Phan (Kuo Wei-Fan), Bộ trưởng thứ 13, hiện là Giám đốc Quỹ Văn hóa Giáo dục Pháp và Đài Loan; Ngô Thanh Căn (We Kin-Ki), Bộ trưởng thứ 21, hiện là giáo sư của Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan. Giảng viên của trường còn bao gồm các triết gia, nhà văn và nghệ sỹ nổi tiếng. Mặc dù mang tên là Trường Đại học Sư phạm từ năm 1967 và nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên, cho đến nay nhà trường vẫn định vị mình như một đơn vị hàng đầu trong đào tạo nghệ thuật, văn học và khoa học nhân văn. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn, vì nghệ thuật, văn học, và khoa học nhân văn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào luyện phẩm chất của người thầy và người lãnh đạo giáo dục. Châm ngôn của nhà trường là: 誠 正 勤 樸 (Thành Chính Huân Nghiệp), nghĩa là “Trở thành người chính trực, và đạt được sự nghiệp công ích lớn lao”.
Một buổi tọa đàm của trường
Thành lập từ năm 1946 trong thời thống trị của thực dân Nhật, ngày nay qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, trường Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan đã đạt được mức độ quốc tế hóa rất cao. Trong tổng số sinh viên, khoảng 15% là sinh viên quốc tế thuộc hơn 60 quốc gia. Trường có quan hệ đối tác mật thiết với trên 30 trường đại học danh tiếng ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan, và đặc biệt là các nước trong khu vực: Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Thái Lan và Việt Nam. Sự giao lưu này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đa văn hóa, giúp sinh viên của trường có cái nhìn toàn diện đa chiều về thế giới ngày nay, điều không thể thiếu để định hình năng lực thích ứng với những đổi thay của toàn cầu hóa.
Giáo viên ở Đài Loan được tuyển chọn và đào tạo tốt, lại được tái đào tạo và bồi dưỡng liên tục. Có 12 trung tâm đào tạo nâng cao tại chức nhằm cập nhật kiến thức và huấn luyện giáo viên thực hiện những chính sách về cải cách giáo dục, giúp họ không ngừng phát triển, không ngừng trưởng thành. Những trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tài liệu tham khảo về giáo dục và quản lý giáo dục, tạo ra một cơ chế để trao đổi thông tin giữa các nhà giáo dục và những người lãnh đạo giáo dục, những người hoạch định chính sách ở các địa phương; khuyến khích giáo viên học tập suốt đời và không ngừng cải thiện việc dạy học. Nó cũng đem lại cho giáo viên những tư vấn và hỗ trợ cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể của giáo dục trong đời sống hàng ngày. Hoạt động của các trung tâm này phục vụ đắc lực cho cải cách giáo dục và làm cho giáo dục trở nên theo sát các nhu cầu thực tế của địa phương, cũng như giúp giáo viên thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm