x
Đăng ký nhận tư vấn

VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

09/06/2020 - Cẩm Nang Du Học
VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

     (Du học CHD) - Nhật Bản – một quốc gia giàu bản sắc dân tộc. Trải qua những biến đổi của lịch sử và sự phát triển nhanh chóng không ngừng. Nhưng nét văn hóa dân tộc độc đáo, vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Bài viết này, mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nét đẹp trà đạo trong văn hóa của người Nhật Bản.

     Người Châu Á chúng ta nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích uống trà. Tùy theo mỗi nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mà cách thưởng thức trà sẽ khác nhau. Việt Nam thưởng thức trà theo cách người Việt Nam, người Nhật Bản thưởng thức trà theo kiểu người Nhật Bản. Đó chính là nét văn hóa, là bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia làm nên thương hiệu của mỗi quốc gia đó.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

     Vào thế kỷ thứ VIII (thời Nara), trà được du nhập sang Nhật Bản, tuy nhiên số người biết dùng trà cũng rất ít. Việc uống trà chỉ là một trong những hình thức ẩm thực sang trọng của giới quý tộc, vương giả. Đầu thế kỷ XIII (thời Kamakura), một cao tăng thuộc phái thiền Rinzai của Nhật Bản là Thiền sư Eisai (1141-1215) đã mang một thứ trà xanh dạng bột, gọi là matcha, từ Trung Hoa về Nhật Bản. Đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình dân. Cách thức uống trà của người Nhật Bản giống như người Trung Hoa, chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Cuối thế kỷ XV (thời Chiến quốc), một người tên là Murata Jukou (1423-1502), là học trò của nhà Thiền sư Ikyu (1394-1481) phái thiền Rinzai, hình thành ra trường phái đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha gọi là wabicha, là trường phái nghiêng về tinh thần và sự giản dị.

      Hưởng ứng tâm tưởng ấy, vào cuối thế kỷ XVI (thời Azuchi Momoyama), một người Nhật Bản là ông Senno Rikyu (1522-1591) đã kết hợp việc uống trà với các triết lý Thiền hình thành một trường phái có cách pha và uống trà khác biệt với thông thường. Thứ nước trà được pha chế ra và dùng để uống của trường phái này được gọi là cha no yuu. Cách thức pha và uống cha no yuu của trường phái này dần dần được trình tự hoá thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà đạo. Từ đó đến nay, nghệ thuật này càng được hoàn thiện và phổ biến, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người Nhật Bản. Để thưởng thức trà đạo hoàn chỉnh, thì người Nhật phải tiến hành các bước sau:

Bước thứ nhất: Nước pha trà – Nước pha trà chỉ khoảng từ 80 độ đến 90 độ và người Nhật không bao giờ lấy nước sôi 100 độ hay nước đang sôi để pha trà. Vì như thế, nước trà sẽ đẹp mắt hơn.

Bước thứ hai: Làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà – Trước khi pha trà, chén uống trà và ấm pha trà phải được tráng bằng nước sôi ở trong bình thủy tinh. Mục đích là làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà. Sau đó, sẽ lau khô bằng khăn để sử dụng.

    >>>> Xem thêm : "10 ĐỊA ĐIỂM DU LICH ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC"

Bước thứ ba: Pha trà – Thông thường người ta hay sử dụng loại trà xanh trung bình để pha. Với loại trà này, người ta thường pha làm 3 lần:

Lần 1: Chỉ sử dụng nước nóng khoảng 60 độ để pha trà. Với nhiệt độ này, thì phải ngâm trà khoảng 2 phút để cho trà ngấm thì mới rót ra mời khách. Để có được nhiệt độ khoảng 60 độ đó thì người ta phải rót nước sôi từ bình thủy tinh ra một bình trà khác nhằm cho giảm nhiệt độ như yêu cầu để pha trà.

Lần 2: Lúc này khi trà đã ngấm và nở, thì người pha trà phải dùng nước có nhiệt độ khoảng 80 độ để pha và chỉ cần để khoảng 40 giây là có thể rót ra mời khách được

Lần 3: Cũng pha tương tự như lần 2, chỉ có điều là nước pha ở lần 3 này khoảng 90 độ C.

Lượng nước pha trà của mỗi lẫn sẽ chỉ đủ rót ra cho khách. Không nên pha quá nhiều nước hay ít nước làm chè quá loãng hay quá đặc.

Bước thứ tư: Rót trà – Để tránh tình trạng rót trước rót sau khiến độ đậm nhạt của trà khác nhau. Vì thế, trước khi mời khách người rót trà thường rót lần lượt vào mỗi chén khoảng 1/3 chén. Sau đó sẽ rót lần thứ 2 nhưng không phải rót xuôi mà rót ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau đến khi đầy chén. Nhằm mục đích cho vị trà đều ở các chén. Sau đó mới đem ra mời khách.

Bước thứ năm: Uống trà – Để tăng thêm hương vị của trà, nên trong quá trình uống trà, người Nhật thường sử dụng thêm một số loại bánh ngọt. Trước khi uống, tất cả người uống trà phải ăn hết bánh trong miệng mới được uống trà để cảm nhận được vị ngon của trà xanh hơn. 

Cách thức pha trà Nhật Bản

      Thông thường, thời điểm uống trà thường là buổi chiều tối, khi con người đã kết thúc một ngày làm việc, đến lúc đàm đạo. Buổi chiều tối cũng là lúc mát trời, nhiều cảnh đẹp hiện ra lúc hoàng hôn, cũng là lúc quần tụ gia đình. Ngoài ra, việc uống trà cũng được thực hiện vào lúc tàn các buổi tiệc, lúc xem ca múa… những lúc này không nhất thiết là vào chiều tối. Còn tại Nhật Bản, nghi thức Trà đạo được thực hiện bất cứ thời gian nào trong ngày, bởi vì ảnh hưởng Thiền nên yếu tố thời gian không là yếu tố quan trọng khi thực hiện nghi thức Trà đạo. Cái quan trọng chính là lúc các chủ thể cần có sự tập trung, có sự tĩnh lặng, thế là nghi thức Trà đạo Nhật Bản được thực hiện.

     >>>> Xem thêm : "10 MÓN ĂN ĐẬM CHẤT ẨM THỰC NHẬT BẢN"

Trà Đạo truyền thống Nhật Bản

      Với tên gọi sadou, hiểu theo tiếng Hán nghĩa là “Trà đạo”, nghi thức Trà đạo Nhật Bản luôn được hiểu theo một cách đơn giản là “Cách uống trà Nhật Bản” hay là “Nghệ thuật pha và uống trà Nhật Bản”. Ngay cả những nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài vẫn luôn chuyển ngữ thuật ngữ “Trà đạo” thành “The way of Tea”, tạm dịch là “Cách thức uống trà”. Theo triết lý Thiền, thì con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Cuộc sống của con người có rất nhiều điều chưa lý giải được nguyên nhân và bản chất. Để lý giải được những thắc mắc, con người phải hoà tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, không bị chi phối bới bên ngoài. Các nhà sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng để thực hiện triết lý trên. Hoặc là xây dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khuôn viên chùa để thực hiện việc toạ thiền. Còn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương cách khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản.

     Ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản có thể được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”.

Đăng ký nhận tư vấn du học MIỄN PHÍ  >>Tại đây <<

Hoặc liên hệ với du học CHD ngay hôm nay để có được lộ trình du học nhanh nhất:

Tư vấn du học CHD

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD

VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân

Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516

Tel: (024)6.2857.931
——————————————————————
VP Hồ Chí Minh: 2/79 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình

Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696

Tel: (028) 7.3019.686

——————————————————————

VP Quảng Bình: 46A Ngô Quyền, Phường Đồng Phú, Thành phố Đồng Hới

Hotline: 0326.918.895 – 0859.136.934

——————————————————————

Email: duhocchdgood@gmail.com

Website: duhocchd.edu.vn

Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/

By https://duhocchd.edu.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.20999 sec| 2250.914 kb