Kỳ lạ >>> Đừng Nên Du Học Đức <<<
Văn hóa giao tiếp của người Đức
1. Chào hỏi
Chào hỏi là điều đầu tiên gây ấn tượng với người đối diện, chính vì vậy bạn cần nắm rõ nguyên tắc chào hỏi của người Đức để tránh làm mất thiện cảm. Trong cuộc sống thường ngày, người Đức sẽ chào hỏi ai đó khi mình nhìn thấy họ trước. Đối với những buổi gặp mặt, người đến sau sẽ chào người đến trước. Riêng trong công việc hoặc kinh doanh, việc chào hỏi sẽ phân theo cấp bậc. Theo đó, những người ở cấp thấp hơn sẽ chào hỏi và giới thiệu trước rồi mới đến những người có cấp bậc cao hơn. Sau khi chào hỏi và làm quen, người Đức sẽ bắt tay nhẹ nhàng và ngắn.
Cách chào hỏi của người Đức
2. Xưng hô
Người Đức rất cầu kì trong việc xưng hô, việc gọi ai đó như thế nào tùy thuộc vào học vị, chức vụ hoặc tước vị của người đó. Với những người có học vị từ tiến sĩ trở lên, khi xưng hô họ sẽ thêm học vị đó vào phía trước tên, ví dụ tiến sĩ…, giáo sư…. Người Đức cũng có thói quen gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại hoặc gọi người đó kèm theo chức vụ như thưa bộ trưởng…, thưa bá tước….. Đặc biệt, khi giao tiếp với những người có tước hiệu quý tộc như bá tước, huân tước, hầu tước,… bạn bắt buộc phải gọi đầy đủ cả tước hiệu và học vị của họ để thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ, thưa tiến sĩ bá tước…, thưa giáo sư tiến sỹ hầu tước….
3. Khen ngợi
Người Đức khen ngợi rất tinh tế và hạn chế đề cập đến các vấn đề liên quan đến trang phục, ngoại hình… của người đối thoại. Thay vào đó, khi khen họ sẽ đề cập đến các khía cạnh như thành tích trong công việc, ưu điểm, thái độ làm việc…
4. Khi đưa danh thiếp
Việc đưa danh thiếp của người Đức cũng có những quy chuẩn riêng. Khi đó, người khách sẽ là người trao danh thiếp và bắt đầu trao cho người có cấp bậc cao nhất. Tuy nhiên, nếu như không biết cấp bậc, bạn có thể trao lần lượt bắt đầu từ người bên cạnh mình. Người nhận danh thiếp cần xem trước khi cất đi để thể hiện sự tôn trọng đối với người trao.
Cách trao danh thiếp của người Đức cũng có quy tắc riêng
5. Khi đi xe
Nếu được người Đức mời đi cùng xe, bạn cần ngồi ngang hàng với họ và tuyệt đối không ngồi phía sau. Trong trường hợp đi taxi, vị khách danh dự sẽ ngồi ở hàng ghế sau phía bên phải của tài xế. Người trả tiền sẽ là người ngồi cạnh hoặc phía sau tài xế.
6. Khi dự tiệc
Đối với một buổi tiệc hay một cuộc hẹn với người Đức, đúng giờ là yếu tố đầu tiên bạn cần ghi nhớ. Người Đức vô cùng coi trọng giờ giấc nên bạn cần chú ý để không đến trễ. Khi đến buổi tiệc và được mời ngồi xuống, bạn nên ngồi đúng vị trí. Trong buổi tiệc, khi gia chủ chưa lên tiếng mời, bạn tuyệt đối không nên dùng bữa trước, lúc ăn không đặt khuỷu tay lên bàn tiệc. Thêm nữa, khi ra về, bạn đừng quên nói lời cảm ơn với gia chủ đã mời bạn đến dự bữa tiệc đó.
Xem thêm >>> Du học sinh Việt Nam đón Tết âm lịch tại Đức như thế nào?<<<
Người Đức rất coi trọng giờ giấc
Văn hóa giao tiếp của người Đức mang những nét đặc sắc riêng nhưng không quá khó. Chỉ cần bạn chú ý tìm hiểu và vận dụng linh hoạt trong cuộc sống thường ngày như một thói quen thì sẽ dễ dàng hòa nhập vào đời sống tại đất nước này.
Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD
VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân
Hotline: 19006027 – 0975.576.951 – 0913.839.516
Tel: (024) 6.2857.931
——————————————————————
VP Hồ Chí Minh: 2/79 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình
Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696
Tel: (028) 7.3019.686
Email: duhocchdgood@gmail.com
Website: duhocchd.edu.vn
Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm