x
Đăng ký nhận tư vấn

LÀM SAO ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG DỄ DÀNG Ở PHÁP ?

30/03/2019 - Cẩm Nang Du Học
LÀM SAO ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG DỄ DÀNG Ở PHÁP ?

1. Văn hóa trên bàn ăn - người Pháp lịch thiệp ngay từ cách ăn

 Văn hóa trên bàn ăn - người Pháp lịch thiệp ngay từ cách ăn

     Trong bữa ăn thân mật giữa bạn bè và những người trong gia đình người Pháp, họ luôn trải khăn dải bàn. Trên bàn để lọ muối, tiêu, nhỏ, và bình nước, nhưng không bao giờ để chai dầu, dấm và tăm xỉa răng. Trong bữa ăn trịnh trọng những lọ tiêu, muối, bình nước, bánh mì được để trên một cái bàn đẩy nhỏ có bánh xe để kế bên. Trước khi ăn phải rửa tay. Khăn nhỏ của khách dùng trong bữa ăn xếp thành hình tam giác để trong đĩa hoặc xếp thành hình chữ nhật để bên trái, không bao giờ xếp khăn thành hình quạt để trong ly.

Người Pháp trong lúc ăn rất kị nhai có tiếng kêu và họ cũng rất ý tứ trong việc ăn bánh mì, họ không bao giờ dùng tay để bẻ bánh mì rồi chấm trực tiếp vào sốt ngay mà phải dùng dĩa mới là ăn đúng cách. Và đối với người Pháp sau khi ăn xong thì không nên xỉa răng và ợ trước mặt người khác, như thế rất mất lịch sự.

Trong bữa ăn thân mật, người chủ nhà sẽ là người ngồi trước và mời những vị khách nữ trước rồi mới đến nam giới và trẻ con sẽ là những người được phục vụ sau cùng.

Người Pháp uống nước cũng điệu lắm, trước khi họ uống nước, họ luôn chùi miệng một cách tế nhị cũng như sau vài miếng ăn, họ kiêng kị dùng lưng bàn tay để chùi miệng. Khi uống rượu người Pháp không bao giờ cạn một ly một hơi mà họ sẽ nhâm nhi từng chút một, những người sành điệu họ sẽ không cầm ở dưới chân ly hay đầu ly mà họ sẽ cầm ở giữa ly rượu. Khi ăn xong, tất cả dao, nĩa, muỗng gom lại để song song trong đĩa, mũi nhọn chĩa xuống phía thấp của đĩa, lưỡi dao để vào trong phía mình, không bao giờ để dao nĩa chéo nhau. Khăn nhỏ dùng lau miệng, ăn xong để bên phải, không nên thắt nút cũng không nên xếp lại (nhắc lại là : trước khi ăn, khăn nhỏ để bên trái, sau khi ăn, khăn để lại bên phải) Là khách mời, nếu họ xếp khăn lại như cũ, điều này có nghĩa là muốn gợi ý để được mời vào bữa ăn kế tiếp.

Xem thêm >> TUYỂN SINH DU HỌC PHÁP CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG THÁNG 09/2019

2. Văn hóa giao tiếp - người Pháp lịch thiệp ngay cả khi giao tiếp

Văn hóa giao tiếp - người Pháp lịch thiệp ngay cả khi giao tiếp

     Hôn má chính là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Pháp vì thế mà bạn đừng lấy làm ngạc nhiên khi họ hôn vào má mình nhé. Họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp nhau và chia tay nhau, hay thể hiện sự cảm ơn của mình khi nhận được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.

Hôn má cũng là cả một nghệ thuật, má kề má hay môi kề má? Phớt qua má hay chu môi “chụt gió”? Và khi nào phải nhấc kính ra? Chào nhau với nụ hôn lên má là cả một nghệ thuật, cần sự đồng bộ và thêm một chút hiểu biết về truyền thống địa phương. Vậy chúng ta phải hôn từ má nào trước để tránh tình trạng cộc trán vào nhau? Ở mỗi địa phương lại có cách hôn má riêng, tuy nhiên ở Paris và phần lớn các địa phương khác thì người ta chào nhau bằng hai cái hôn má và bắt đầu từ bên trái trước- phía trái tim.

3. Văn hóa nói lời cảm ơn và xin lỗi của người Pháp - cảm ơn và xin lỗi là một phần trong cuộc sống của người Pháp 

Văn hóa nói lời cảm ơn và xin lỗi của người Pháp - cảm ơn và xin lỗi là một phần trong cuộc sống của người Pháp

     Người phương Đông thường ngại nói lời cảm ơn cũng như lỗi sai về mình. Người Pháp luôn nói lời cảm ơn một cách rõ ràng và chân thành. Nó đi liền với từ “không” khi từ chối để giảm đi sự hụt hẫng cho người kia. Người lớn luôn dạy con cái cách nói lời cảm ơn để chúng hiểu ý nghĩa và rèn thói quen dùng nó. Nhiều khi cảm ơn từ những việc rất nhỏ như về đã tiếp họ trong cuộc gọi điên thoại hay ai đó dành thời gian tiếp chuyện mình cũng là một cách để cuộc sống trở nên thân thiện và gần gũi hơn.Còn lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ thực sự tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ. Tuy nhiên với những lỗi lớn, họ dành thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào biện minh.

Xem thêm >> TUYỂN SINH DU HỌC PHÁP KỲ THÁNG 09/2019

Đăng ký nhận tư vấn du học MIỄN PHÍ  >>Tại đây <<

Hoặc liên hệ với du học CHD ngay hôm nay để có được lộ trình du học nhanh nhất:

tu-van-du-hoc-mien-phi-hotline

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD

VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân

Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516

Tel: (024)6.2857.931
——————————————————————
VP Hồ Chí Minh: 2/79 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình

Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696

Tel: (028) 7.3019.686

——————————————————————

Email: duhocchdgood@gmail.com

Website: duhocchd.edu.vn

Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/

By https://duhocchd.edu.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về LÀM SAO ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG DỄ DÀNG Ở PHÁP ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10831 sec| 2235.289 kb