Trong cuộc sống đời thường, người Pháp luôn được đánh giá là những người lịch sự, trang trọng, họ luôn “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và cả cách đi đứng, giao tiếp, từ trong sân vườn, cổng ngõ hay tới ngoài đường. Người Pháp luôn luôn có sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng sự tự do cá nhân của người khác. Họ cũng tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn, cũng như những buổi làm việc, hội họp. Điều này có thể được xem như một trong những “nguyên tắc sống” bất di bất dịch của người Pháp. Đặc biệt, người Pháp còn luôn tự hào về những gì họ có, nhất là về văn hóa hay những nghề thủ công mà tổ tiên họ đã truyền lại. Từ đó, họ luôn có ý thức lưu giữ và phát huy những nét đẹp giá trị văn hóa ấy.
Người Pháp luôn thích sự yên bình trong tổ ấm của gia đình mình. Để tôn trọng nhau, mọi người thường thay phiên nhau làm những công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc trong bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào, ví dụ như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được thông báo trước. Ai cũng có quyền được có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cũng cần có khoảng thời gian riêng mà con cái không được phép vào. Không được xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi đi vào phòng. Bố mẹ cũng cần phải tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái.
Khi cha mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu không cần thiết.
Như đã nói ở trên, người Pháp rất coi trọng sự bình yên, vì vậy ứng xử với hàng xóm sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Sảnh lớn của khu chung cư là nơi người ta luôn chào hỏi nhau, hỏi thăm về công việc, gia đình, bàn về các trận bóng sắp tới hay tư vấn xem nên mua đồ dùng gì thích hợp cho gia đình…
Phải để ý khoảng không gian riêng của mình không được làm ảnh hưởng tới người xung quanh. Hạn chế đi giầy gót nhọn vào những khung giờ nhạy cảm, mở cửa nhà ken két phát ra quá nhiều tiếng động, hút thuốc trong thang máy hay vứt rác nhà mình sang nhà người khác cũng bị cấm. Bởi vậy khi có bất kì sự tụ tập hay cuộc vui nào, bạn nên xin lỗi hang xóm trước vì sự ồn ào từ bữa tiệc của bạn gây ra. Mọi xung đột đa phần thường được giải quyết từ 2 phía, rất ít khi có sự can thiệp bởi bên thứ 3. Cũng như những nơi khác, ở thành thị của Pháp, đô thị lớn thường thì mối quan hệ hàng xóm sẽ không còn được mật thiết như ở những thành phố nhỏ, hoặc khu vực nông thôn.
Trong thang bộ, phụ nữ và người già luôn là những người được đi bên có tay vịn. Đàn ông thì đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ chị em khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ nữ và những người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa của thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như những đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý quan tâm đến người khuyết tật. Tới du học Pháp 2016 bạn cũng cần chú ý những vấn đề này nhé.
Trên đường phố cũng phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi bộ trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng việc nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để có thể hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như việc mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là những hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ luôn là điều phải lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi vì sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.
Xếp hàng, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động…
>> Xem thêm: Những yêu cầu cần thiết khi du học Đức
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm